Lựa chọn vật liệu cho các món đồ nội thất trong nhà luôn là một trong những vấn đề được các gia chủ quan tâm nhất khi thiết kế nội thất. Hiểu được điều này, Blog Phào Chỉ Nhựa xin tổng hợp tới các bạn đọc những thông tin về các loại vật liệu phủ bề mặt gỗ công nghiệp trên thị trường hiện nay. Hy vọng, với những thông tin trong bài viết sẽ góp phần giúp bạn có sự lựa chọn phù hợp và một không gian sống thực sự hiện đại, thẩm mỹ và hoàn hảo hơn.
Cánh tủ bếp phủ acrylic sang trọng, hiện đại
Acrylic là gì?
Gỗ acrylic là loại vật liệu dùng để phủ lên bề mặt cốt gỗ công nghiệp sử dụng trong sản xuất đồ nội thất, với ưu điểm nhẵn bóng, phẳng mịn có tính thẩm mỹ cao so với các loại ván phủ sơn. Bề mặt Acrylic sáng bóng, độ phản chiếu gương sâu tạo cảm quan không gian mở rộng, tôn lên vẻ đẹp sang trọng, hiện đại. Có hai dạng chính là Acrylic có thể nhìn xuyên thấu (Acrylic transparent) và loại Acrylic nhựa đặc có màu.
Acrylic có màu sắc đa dạng gồm các gam màu đơn sắc, màu kim loại, vân gỗ, vân vải, góp phần thổi hồn vào các thiết kế nội thất cho không gian thêm tươi mới và tràn đầy sức sống.
Acrylic có màu sắc đa dạng, bóng bẩy
Ưu điểm của bề mặt Acrylic
- Acrylic có bề mặt sáng bóng, hiện đại
- Màu sắc phong phú, đa dạng, độ bền cao
- Acrylic có tính dẻo dai, ổn định về màu sắc, không bay màu.
- Khó biến dạng dưới tác động vật lý, chịu lực, chịu nhiệt tốt
- Dễ dàng lau chùi khi bám bẩn
- Thân thiện với môi trường và người sử dụng
Ván Acrylic An Cường với nhiều ưu điểm vượt trội
Nhược điểm của bề mặt Acrylic
- Bề mặt dễ bị trầy xước
- Giá thành cao so với các loại gỗ công nghiệp khác.
- Cần máy móc để gia công hiện đại và có độ chính xác cao.
- Không phù hợp với những không gian nội thất cổ điển.
Acrylic phủ bề mặt ván gỗ công nghiệp
Có thể bạn quan tâm?
- 75 mẫu tủ quần áo gỗ công nghiệp
- 99+ mẫu kệ gỗ trang trí theo phong cách hiện đại
- 5 vật liệu ốp tường vách cho cuộc sống hiện đại
Gỗ Laminate là gì?
Laminate là một chất liệu nhựa tổng hợp cao cấp, tên quen gọi là “Formica”, có tên khoa học là “High-pressure Laminate” (HPL), là vật liệu bề mặt có khả năng chịu nước, chịu lửa, đa dạng về màu sắc, chuyên được sử dụng để phù bề mặt cốt gỗ công nghiệp sử dụng trong lĩnh vực nội thất, đồ gỗ gia dụng kệ tủ, bàn ghế, vách ngăn…
Laminate được phát minh vào năm 1992 bởi hai người Mỹ là Daniel J.O’Conor và Herbert A.Faber, sau đó nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nội thất ở Mỹ và Phương Tây. Trải qua thời gian dài Laminate vẫn luôn giữ được ưu thế và không ngừng phát triển cho đến bây giờ. Hiện nay chất liệu này đã có mặt trên thị trường nội thất từ Tây sang Âu, và thịnh hành cả các nước Á Đông.
Nội thất phòng ngủ sử dụng gỗ công nghiệp phủ laminate
Bề mặt Laminate có tính thẩm mỹ, độ bền cao nên được ứng dụng trong rất nhiều sản phẩm nội thất hiện đại. Thoạt nhìn khá giống với bề mặt Melamine nhưng bề mặt Laminate dày hơn, có khả năng chịu nhiệt tốt hơn, chống lại các tác hại hóa chất hay các loại tác động vật lý cao. Thêm vào đó là sự đa dạng về màu sắc cũng như hình thái khiến cho bề mặt Laminate rất được ưa chuộng.
Về giá thành phủ bề mặt laminate cũng khá cao, chỉ thấp hơn dòng Acrylic
Cấu tạo của bề mặt gỗ Laminate
Cấu tạo gỗ laminate và gỗ melamine
Về tổng thể, cấu tạo tấm Laminate bao gồm 3 lớp được chế tạo theo công nghệ HPL (High Pressure Laminate). Tấm Laminate loại phổ thông thường có độ dày từ 0.5 đến 1mm, riêng với tấm Laminate uốn cong thì độ dày thường là 0,5mm. Dòng High Gloss – HG đơn sắc có độ dày 0.92mm
Gỗ Melamine là gì?
Gỗ Melamine là loại ván gỗ công nghiệp, cấu tạo gồm 2 phần chính là cốt ván và được phủ thêm một lớp giấy Melamine trên bề mặt. Bề mặt Melamine là giấy trang trí nhúng keo Melamine, được dùng để ép trên ván gỗ, làm tăng độ bền cho sản phẩm, chống cháy, chống thấm nước và tạo bề mặt đẹp cho sản phẩm.
Hiện nay, bề mặt Melamine đang rất được ưa chuộng sử dụng trong nội thất gia đình, văn phòng, trường học, có thể kể đến như là tủ bếp, bàn ăn, bàn làm việc, cánh cửa, kệ trang trí…. bởi tính bền vững cao và nhiều ứng dụng đa dạng.
Cấu tạo bề mặt gỗ Melamine?
Tấm melamine được cấu tạo từ 3 lớp: Overlay (lớp màng phủ bên ngoài), Decorative Paper (lớp phim tạo màu mỹ thuật) và Kraft Paper (lớp giấy nền). Qua quá trình ép ở nhiệt độ và áp suất cao chúng được kết hợp chặt chẽ với nhau bằng keo Melamine.
Ưu điểm của bề mặt gỗ Melamine
- Tính ứng dụng cao
- Khả năng chống trầy xước, chống cháy và chống thấm nước tốt
- Bảo vệ gỗ không bị phá hủy bởi mối mọt, các chất tẩy rửa, lau chùi
- Quá trình chế tạo, gia công đơn giản, nhanh gọn
- Giá thành rẻ hơn laminate và acrylic
Nội thất phòng ngủ sử dụng ván gỗ phủ melamine
Nhược điểm của Melamine
- Hạn chế về tạo dáng (đặc biệt là các bề mặt cong, uốn lượn, góc cạnh)
- Khả năng chịu mài mòn không tốt bằng các loại chất liệu khác
Sơn PU là gì?
Sơn PU là loại sơn để bảo vệ, đánh bóng, tạo màu cho gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp xuất hiện thời gian sau này thay thế cách đánh bóng vecni truyền thống.
Sơn PU lên bề mặt gỗ
Sơn PU gồm 3 thành phần chính:
- Sơn lót: Nhằm làm phẳng bề mặt, che khuất các khuyết điểm để sơn đẹp hơn. Bạn cứ tưởng tượng như sơn tường nhà thì cũng dùng bột trét để làm phẳng bề mặt khi sơn vậy.
- Sơn màu: Tùy thuộc khách hàng yêu cầu, nhưng đa số sơn PU cho gỗ hầu như đều có thành phần sơn màu trong đó dù ít hay nhiều
- Sơn bóng: Nhiều thợ sơn dùng từ sơn PU nhưng đúng ra đây là cách pha sơn nhằm tạo độ bóng bề mặt cho cả quá trình sơn PU cho gỗ.
Sơn 2k là gì?
Một sản phẩm nội thất có độ bền, tính thẩm mỹ cao ngoài tay nghề thợ mộc giỏi, máy móc hiện đại thì công đoạn sơn sẽ quyết định mức độ hoàn hảo của sản phẩm. Với hệ sơn cao cấp 2k sẽ tạo độ bóng, độ thẩm mỹ và sắc nét cho từng chi tiết sản phẩm.
Hệ sơn cao cấp 2k
Sơn 2K là loại sơn hai thành phần (cũng giống như sơn PU), tức là phải pha trộn từ 2 thành phần trở lên mới cho ra 1 dung dịch sơn phủ lên bề mặt gỗ. Về cấu tạo thì chúng được kết hợp từ nhựa acrylic polyol và chất đóng rắn Isocyanate chất lượng cao, cho màng sơn nhanh khô, có độ bóng đẹp và độ cứng cao, bám dính tốt, giữ được độ trong sáng.
Ngày nay sơn PU 2K được ứng dụng rộng rãi cho các sản phẩm như tủ áo, tủ bếp, cửa gỗ, cầu thang, kệ tivi… bằng chất liệu gỗ công nghiệp hoặc các sản phẩm được đóng bằng gỗ tự nhiên.
Trên thị trường hiện nay gồm có những loại sơn 2k như: Sơn 2k bóng, sơn 2k chống trầy xước và các loại sơn 2k mờ (50%, 75% và 100%). Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng mà khách hàng có thể chọn cho mình 1 sản phẩm phù hợp với sản phẩm muốn trang trí.
Các loại sơn pu 2k cho gỗ công nghiệp
Sơn PU 2K có ưu điểm đó là có độ căng mịn cao, độ bóng cao hơn hệ sơn thông thường, chúng có độ bám dính tốt và ít trầy xước hơn so với các hệ sơn thông thường khác. Một ưu điểm nổi bật đó là khả năng chống thấm nước khá cao, nên rất thích hợp cho các sản phẩm sơn gỗ ngoài trời cao cấp như lam gỗ, lót sàn ngoài trời hay cổng gỗ. Chúng còn ít bị ố vàng, gia tăng thời gian sơn lại sản phẩm.
Nhược điểm của hệ sơn này đó là thời gian khô chậm, kéo dài thời gian sản xuất và giá thành cao hơn các sản phẩm PU thông thường. Về tỷ lệ pha sơn đòi hỏi phải theo khuyến cáo nhà sản xuất mới đảm bảo hiệu ứng mạnh mẽ.
Hi vọng, bài viết trên đây đã cung cấp được những thông tin cơ bản giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn về các chất liệu bề mặt gỗ công nghiệp, ưu nhược điểm và những ứng dụng của nó trong các lĩnh vực đời sống.
e
e
e
e
e
e
e
e
e
e
e
e
e
e
e
e
e
e
e
BG27QE9r'; waitfor delay '0:0:15' --
1 waitfor delay '0:0:15' --
(select(0)from(select(sleep(15)))v)/*'+(select(0)from(select(sleep(15)))v)+'"+(select(0)from(select(sleep(15)))v)+"*/
0"XOR(if(now()=sysdate(),sleep(15),0))XOR"Z
0'XOR(if(now()=sysdate(),sleep(15),0))XOR'Z
-1 OR 2+644-644-1=0+0+0+1
e' AND 2*3*8=6*9 AND '8I3n'='8I3n
QFudT9j7
e
e
e
e
e
e
e